Thách thức với NATO trong sự cố tên lửa Ba Lan
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan cho thấy thách thức của NATO khi vừa phải bảo vệ thành viên, vừa ngăn xung đột leo thang ngoài tầm kiểm soát.
Xung đột Nga - Ukraine tuần qua khiến NATO chấn động, khi một tên lửa ngày 15/11 rơi xuống ngôi làng ở biên giới Ba Lan, khiến hai dân thường thiệt mạng. Ngay sau sự việc, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói rằng tên lửa gây ra vụ nổ ở làng Przewodow gần biên giới Ukraine "rất có thể do Nga sản xuất".
Tuyên bố của ông Duda châm ngòi làn sóng hoang mang trên khắp thế giới về nguy cơ chiến sự Ukraine leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn. Một số quốc gia thành viên NATO khi đó đã thể hiện ý chí sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới mà Ba Lan là thành viên.
Trên mạng xã hội, nhiều nhà phân tích quân sự nhận định đây có thể là thời điểm liên minh sẽ viện dẫn Điều 4 hoặc thậm chí Điều 5 Hiến chương NATO.
Điều 4 Hiến chương NATO nêu rõ các quốc gia thành viên "sẽ cùng nhau tham vấn bất cứ khi nào, theo đề xuất từ bất kỳ ai trong số họ, về sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh" của một thành viên khác khi họ bị đe dọa.
Điều 5 Hiến chương nhấn mạnh "một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên NATO sẽ được coi là đòn tấn công chống lại tất cả các thành viên" và liên minh có thể sử dụng vũ lực để đáp trả.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét